Tại vùng đất được mệnh danh là “Đóa hồng phương Bắc của Thái Lan, Chiang Mai không chỉ tỏa sáng với những nét đẹp của một vùng đất có bề dày truyền thống mà còn hấp dẫn du khách với Lễ hội Đèn trời lung linh (hay còn gọi là Yi Peng). Đây là một trong những sự kiện văn hóa lớn bậc nhất của Thái Lan thu hút hàng nghìn khách du lịch tham gia mỗi năm.
Chắc chắn đây sẽ là trải nghiệm thú vị và đáng nhớ cho những con người yêu mến văn hóa xứ sở Chùa Vàng. Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn về lễ hội này nhé !
- Vì sao gọi là “Lễ hội Đèn trời”?
Lễ hội Đèn Trời có nguồn gốc trong văn hóa và truyền thống của vùng phía Bắc Thái Lan bắt nguồn từ nghi thức tôn giáo cổ xưa của người dân Lanna, một vương quốc cổ đại ở khu vực Bắc Thái Lan và Lào.
Theo truyền thống, lễ hội Yi Peng diễn ra tại Chiang Mai vào đêm trăng tròn tháng 11 âm lịch của người Thái nên ngày thường không cố định. Năm 2023 lễ hội thả đèn Yi Peng Chiang Mai được tổ chức vào khoảng 17h – 21h30 vào các ngày 27-28 tháng 11 năm 2023, trùng với lễ hội Loy Krathong.
- Ý nghĩa văn hóa của Lễ hội Đèn trời đối với Chiang Mai và Thái Lan
Từng chiếc đèn được làm từ giấy trắng hoặc màu và có đèn nhỏ bên trong được xem là thả lên không trung với niềm tin những điều không may và muộn phiền sẽ được gột tẩy. Các Phật tử cũng tin rằng, nếu những chiếc đèn lồng được thả bay cao và biến mất, đồng nghĩa với lời cầu nguyện đã được Đức Phật chấp nhận. Ngược lại, nếu đèn lồng đang bay giữa chừng và bị cháy thì chủ nhân của nó có thể gặp những điều không may.
- Địa điểm thả đèn trời là ở đâu?
Chiang Mai được biết đến là nơi tổ chức lễ hội thả đèn trời Yi Peng quy mô lớn và hoành tráng nhất Thái Lan. Vì vậy có rất nhiều nơi tổ chức lễ hội này, nhưng đẹp và nổi tiếng nhất phải kể đến các địa điểm sau:
Tượng đài Ba Vua: Đây là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động của lễ hội. Đến đây, du khách sẽ được chứng kiến lễ Thắp nến và những nghi thức thờ cúng Phật giáo đặc trưng của người Thái.
Yee Peng Lanna International: Đây là địa điểm tổ chức thả đèn trời đẹp nhất ở Chiang Mai. Trước khi bắt đầu thả đèn, du khách còn có cơ hội được tham gia nghi thức bái lễ, ngồi thiền.
Khu vực cầu Nawarat bắc qua con sông Ping: Du khách không chỉ có cơ hội tham gia vào lễ hội thả đèn cùng với người dân địa phương, mà còn có thể tận hưởng những trải nghiệm đáng nhớ khác như ngồi trên thuyền ngắm bờ sông Ping, tham quan đền Chai Monkhon, và thưởng thức các món ngon như Khao Soi, một món mì cà ri truyền thống của miền bắc Thái Lan.
Doi Saket Hot Springs: Nằm cách trung tâm khoảng 30km. Tuy nhiên, với địa điểm này thì bạn phải mua vé và trước khi lễ hội bắt đầu, bạn có thể được thưởng thức các màn trình diễn đặc sắc, tham gia chợ phiên và ăn các món ăn truyền thống của địa phương.
- Những hoạt động đặc sắc mà khách du lịch có thể trải nghiệm
Trước lễ hội: Vào ban ngày du khách có thể chạy xe đạp dạo quanh thành cổ: viếng tượng đài ba Vua (Three Kings Monument) có bảng ghi lịch sử hình thành vùng đất này, check in tại cổng thành Thapae Gate với chim bồ câu hoặc ghé các địa điểm như sau:
Chùa cổ Lok Molee – tọa lạc tại trung tâm Chiang Mai
Chùa Phrathat Doi Suthep – một trong những ngôi chùa cổ và thiêng liêng nhất tại Chiang Mai, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng những công trình và họa tiết kiến trúc độc đáo, tinh xảo sáng rực sắc vàng của Phật giáo
Làng Cổ dài (Long Neck Village): tham quan và tìm hiểu những tập tục truyền thống của người dân tộc thiểu số Đến đây quý khách sẽ bắt gặp rất nhiều thiếu nữ xinh đẹp mặc sắc phục truyền thống ngồi dệt.
Khu vực Suối khoáng nóng Mae Khachan: ngắm cảnh, mua quà lưu niệm hoặc tham gia các dịch vụ ngâm chân, luộc trứng…
Trong lễ hội: Lễ hội thả đèn trời khởi đầu bằng sự rực rỡ của nghệ thuật truyền thống đậm chất Thái Lan, bao gồm múa dân gian và lễ cầu may mắn cho mọi người. Lúc này, âm nhạc và ánh sáng tạo nên không gian rộn ràng, nhiệt huyết. Sau 10 giây đếm ngược căng thẳng, thời khắc chờ đợi cuối cùng cũng đã đến. Hàng nghìn chiếc đèn lồng đồng loạt được thả bay lên bầu trời trong tiếng vỗ tay và ánh sáng rực rỡ đánh dấu sự kiện quan trọng này.
- Khi tham gia Lễ hội Đèn trời tại Chiang Mai cần chú ý điều gì?
Bởi vì đặc trưng của lễ hội này là một sự kiện văn hóa do đó mà Công ty Tourhot 247 đã đưa ra những lưu ý nho nhỏ cho du khách để tận hưởng được tối đa trải nghiệm trong suốt chuyến đi:
Đặt vé và chỗ ở: Đặt trước vé tham gia và chỗ ở để đảm bảo vé và chỗ ở trong thời gian lễ hội, đặc biệt là trong mùa cao điểm. Đặc biệt là mua vé tham gia thả đèn tuân theo địa điểm và thời gian quy định, vì chính quyền địa phương không cho phép tổ chức thả đèn cá nhân ngoài kế hoạch chính thức, nhằm đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ cháy nổ.
Trang phục: Mặc dù là lễ hội mang tính giải trí nhưng đây cũng là một sự kiện văn hóa do đó cần ăn mặc lịch sự, dễ dàng di chuyển.
Thời gian di chuyển: Hãy nên đến thật sớm và có mặt ở địa điểm thả lúc 4h – 5h chiều là đẹp. Đi trễ sẽ rất dễ kẹt xe và có khả năng lỡ mất giây phút thả đèn.
Bảo quan tư trang cá nhân cẩn thận: Mặc dù Chiang Mai khá an toàn nhưng những sự kiện đông như dịp này thì cũng không tránh khỏi kẻ gian trà trộn.
Bảo vệ môi trường: Sử dụng đèn lồng làm từ các vật liệu tự nhiên, không sử dụng nhựa hay các vật liệu gây ô nhiễm môi trường. Giữ vệ sinh khu vực đang tham gia lễ hội, tránh xả rác.
Lễ hội Đèn trời Chiang Mai là sự kiện mang tính văn hóa truyền thống và cũng là lễ hội đề cao tinh thần của người dân xứ Chùa Vàng.
Nếu như bạn đang có kế hoạch đến Chiang Mai để hòa mình vào không khí của lễ hội độc đáo có một không hai trên thế giới, Tourhot247 mong bạn có thể dành thời gian để trải nghiệm không gian lung linh, rực rỡ của lễ hội này nhé. Bạn có thể tham khảo những dịch vụ cần thiết tại Touthot247 bên dưới nhé !
Trúc Quỳnh – Tourhot247